Khi bước vào độ tuổi trung niên, bạn rất dễ mắc phải bệnh gút nếu không có chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi đúng mực. Bởi khi mức độ axit uric trong máu quá cao, tinh thể muối urat tích tụ lại các khớp sẽ gây đau đớn.
Lúc này, việc cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể lại càng quan trọng hơn, nhằm hạn chế những khó khăn trong việc vận động cơ thể cho bệnh nhân.
Tham thảo thêm:
- Mua máy hút mùi bếp loại nào tốt
- Bí quyết để dùng sữa dưỡng thể hiệu quả
Với những bệnh nhân gút, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Gout ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của bạn.
Vậy bệnh gút kiêng ăn gì…Để hạn chế các triệu chứng nặng bệnh lý này mang lại, dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân gout nên kiêng dùng:
Nội dung chính
- 1 1. Thức ăn chứa nhiều purine
- 2 2. Các loại măng
- 3 3. Hoa quả có lượng fructozo cao
- 4 4. Thức uống chứa ga/cồn
- 5 5. Các loại thịt đỏ
- 6 6. Sữa nguyên chất
1. Thức ăn chứa nhiều purine
Purine được chuyển hóa thành acid uric, có đặc điểm là hợp chất kết tinh không màu. Do đó, bệnh nhân gout nên hạn chế các thức ăn giàu chất này để giảm sự tích tụ acid uric trong máu. Purine tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm mỹ như gan, thận, tim, thịt gà, ngỗng, trứng cá, cá mòi, cá cơm…
2. Các loại măng
Măng có thể là thức ăn mà bạn yêu thích nhưng nếu bạn đang mắc phải bệnh gút thì loại nguyên liệu này không hề tốt cho sức khỏe một tí nào. Các loại măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, dọc mùng (bạc hà)… sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng măng trong thực đơn hàng ngày.
3. Hoa quả có lượng fructozo cao
Fructose là chất làm nên vị ngọt tự nhiên của các loại hoa quả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thành phần fructose có mối tương quan đặc biệt với bệnh gout. Để hạn chế các triệu chứng gout, bệnh nhân cần giảm sử dụng lê, mận, đào, nho… (chứa nhiều fructose) hàng ngày và thay bằng những loại tốt hơn cho bệnh lý của mình như cam, dâu tây, dưa hấu, cherry…
4. Thức uống chứa ga/cồn
Theo thống kê, các cuộc tấn công gút cấp thường bắt nguồn từ việc bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia. Các loại thức uống này làm gia tăng nhiều lần nồng độ axit uric. Bên cạnh đó, các loại thức ăn có chứa ga/cồn còn ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận (2 cơ quan giữ chức năng quan trọng trong việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể).
5. Các loại thịt đỏ
Thông thường, các loại thịt đỏ chứa hàm lượng purine rất cao. Chính vì vậy, bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày nếu đang mắc phải bệnh gout. Các loại thịt đỏ tiêu biểu không nên dùng như thịt bỏ, thịt cầy, thịt lợn… Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn 50 – 100 gr thịt lợn trắng để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể.
6. Sữa nguyên chất
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân gout không nên dùng các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên chất. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khuyến khích nên kết hợp các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua ít chất béo, ít đường vào chế độ ăn uống để giảm thiểu triệu chứng do bệnh gout gây ra.
Đừng bỏ lỡ: Khi làm nước ép trái cây, nên tránh những sai lầm này
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế được bệnh gout tái phát cùng những biểu hiện bất thường. Hy vọng, những chia sẻ trên đây của mình có thể giúp bệnh nhân gout dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị thực đơn hàng ngày cho mình.
Chia sẻ bài viết hay
- Tweet!function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s)[0],p=/^http:/.test(d.location)?”http”:”https”;if(!d.getElementById(id)){js=d.createElement(s);js.id=id;js.src=p+”://platform.twitter.com/widgets.js”;fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}}(document,”script”,”twitter-wjs”);
- lang: en_US
-
Bài viết liên quan: