Melanin gây nám da là chất gì, làm sao để không sản sinh ra chất này?

Rate this post

Melanin là yếu tố quyết định màu da, màu mắt và màu tóc. Đây là nguyên nhân khiến da chúng ta đen sạm đi, thế nhưng nó  cũng là một loại kem chống nắng hữu ích cho da. Tìm hiểu đẩy đủ thông tin về melanin trong bài sau.

Melanin là gì?

Melanin bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – Melas – có nghĩa là “màu đen, nâu sẫm”. Melanin là yếu tố quyết định màu da, màu mắt và màu tóc. Những bạn có màu mắt và màu tóc đen tuyền thì làn da cũng thường có xu hướng “bánh mật” hơn. Ngược lại, những bạn có màu tóc sáng và màu mắt nhạt thì da cũng sẽ trắng trẻo hơn. Tất nhiên, đây không phải là quy luật bất biến, vẫn có những dân tộc có mái tóc đen như gỗ mun và làn da trắng như Bạch Tuyết đáng ghen tỵ.

“Mẹ” của melanin có tên là Melanocytes. Tế bào Melanocytes nằm ở khu vực hạ bì của da, nhiệm vụ là sản sinh ra melanin, thông qua quá trình oxy hóa của amino acid Tyrosine.

  • Suy ra, có 2 chìa khóa quan trọng trong quá trình tổng hợp melanin, cũng đồng nghĩa là làm da ta đen đi, đó là: Tế bào Melanocytes và amino acid Tyrosine. Vậy nên, sẽ có 1 số chất như Hydroquinone làm trắng da bằng cách triệt tiêu dần các tế bào Melanocytes, hoặc Vitamin C, Glutathione thì lại ức chế amino acid Tyrosine. Đó chính là cách thức hoạt động của 1 số chất làm trắng.
  • Để nâng tông da bền vững thì cần tác động xuống tầng hạ bì, nếu chỉ tác động vào tầng thượng bì mà da vẫn trắng thì chẳng khác nào là đang lột da, lộ da non thì da sẽ trắng sáng nhưng lại kém khỏe mạnh.

Còn tại sao chị Melanocytes lại sinh ra melanin, để đám “dân đen” như chúng mình khổ sở vậy, thì mình sẽ qua tiếp phần II nhé ^^

Mọi thông tin làm đẹp cần biết về melanin và nám da

Melanin gây nám da là chất gì, làm sao để không sản sinh ra chất này? 1

Tại sao cơ thể lại sản sinh Melanin?

Bản thân melanin cũng là 1 loại kem chống nắng cho da. Melanin giúp da chống lại các gốc tự do (ô nhiễm, khói thuốc, …) và tia cực tím (UVA, UVB). Vậy nên, nếu xem làn da là lá chắn, thì melanin chính xác là áo giáp bảo vệ làn da.

Nếu cứ cố gắng triệt tiêu melanin, hẳn nhiên là da bạn cũng sẽ trắng hơn, nhưng đổi lại hậu quả bạn sẽ nhận lấy là: Ung thư da, lão hóa, nếp nhăn ….

Bạch tạng cũng là 1 dạng của việc thiếu hụt hoặc hoàn toàn vắng mặt melanin trong cơ thể. Những người bị bệnh bạch tạng sẽ rất dễ bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu sống ở khu vực nhiệt đới, người bị bạch tạng còn bị đối mặt với nguy cơ ung thư da rất lớn.

Tất nhiên, bạn hoàn toàn không nên kỳ thị hoặc e dè với những bạn bị bạch tạng vì bệnh này không lây lan hoặc ảnh hưởng gì đến bạn cả. Mình nêu ra trường hợp này là để minh chứng cho những tác động tích cực của melanin với làn da của chúng ta, rằng nó hoàn toàn cần thiết để có được làn da khỏe mạnh.

Melanin là nguyên nhân khiến da đen sạm?

Đúng là không ai muốn phủ nhận tầm quan trọng của melanin trong da, nhưng điều mà nhiều bạn vẫn không thể “về chung 1 nhà” với melanin là bởi vì chúng làm da ta đen sạm và tạo nên những đốm nâu (nám, tàn nhang …) trên cơ thể. Trông thật xấu xí!

Melanin có 3 loại cơ bản: Eumelanin cho sắc tố nâu đen; Pheomelanin cho sắc tố vàng đỏ; Neuromelanin được tìm thấy trong não, tuy nhiên chức năng vẫn còn mơ hồ. Số lượng của các loại sắc tố này sẽ được qui định bởi gen di truyền: Eumelanin có nhiều trong da những người da màu; Pheomelanin có nhiều trong da những người da trắng.

“Mẹ Melanocytes” liên tục sản sinh ra melanin dưới tầng hạ bì và đẩy lên trên bề mặt da. Đây gần như là 1 phản ứng của cơ thể, khi làn da phải tiếp nhận quá nhiều yếu tố gây hại thì “mẹ Melanocytes” mới bắt buộc phải sản sinh nhiều thật nhiều chiến binh melanin, nhằm bảo vệ cơ thể từ bên trong. Và nguyên nhân sâu xa xuất phát từ các “cha đẻ” gây sản sinh melanin:

  • Tia UV
  • Môi trường ô nhiễm: Như mình đã nói ở trên, melanin là cách để chúng ta phòng vệ với tác động xấu từ môi trường, ngoài tia UV thì khói bụi, khói thuốc lá đều gây hại đến cơ thể chúng ta. Môi trường càng ô nhiễm thì Melanocytes càng phải hoạt động nhiều, từ đó mà da dẻ không còn được sáng sủa nữa.
  •  Nội tiết tố: Stress, căng thẳng, mang thai… đều gây rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hormone trong cơ thể. Từ đó kích thích Melanocytes sản sinh nhiều melanin hơn. Tác hại điển hình của việc rối loạn nội tiết tố là việc xuất hiện các vết nám trên da.

Hẳn là bạn cũng đã thấy rõ, melanin không phải là “tội đồ”, nó chỉ là hệ quả của việc chúng mình đã bảo vệ cơ thể không đúng cách, khiến các tế bào Melanocytes phải làm việc “cật lực” hơn.

Làm sao để Melanin không làm ảnh hưởng đến làn da đẹp?

Vậy nên, muốn chung sống hòa hợp với melanin thì chỉ còn cách ngăn chặn các nguyên nhân kể trên, không làm hại làn da chúng mình nữa là được. Đây cũng là cách đơn giản nhất để chúng ta nâng tông da mà vẫn đảm bảo an toàn cho da.

Nhưng nếu đã lỡ sở hữu làn da bánh mật và muốn được trắng trẻo như bao người, thì phải làm sao?

  • Thứ nhất là vẫn đảm bảo sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, che chắn cẩn thận khi đi ra đường, giữ tinh thần thoải mái, sống lành mạnh (không thuốc lá, rượu bia…) Nên nhớ, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để làn da đen sạm rồi mới bắt đầu dưỡng trắng lại thì sẽ rất tốn thời gian và công sức.
  • Thứ hai là sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm làm trắng an toàn.

Vậy có nên triệt tiêu hoàn toàn melanin?

Sau bài viết này, hẳn là các nàng cũng đã có được câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở “Có nên triệt tiêu hoàn toàn melanin?” Melanin thực tế không đáng ghét như chúng ta vẫn lầm tưởng phải không nào. Đây chỉ là cách mà cơ thể tự vệ khi chính bạn bảo vệ cơ thể mình không đúng cách.

Cá nhân mình vẫn ủng hộ 1 làn da khỏe mạnh. Nếu nhất thiết phải có được làn da trắng sứ, thì hãy nhờ sự can thiệp của các chất làm trắng an toàn và những sản phẩm đã được kiểm chứng không gây hại cho da. Làm đẹp là 1 quá trình kiên trì và bền bỉ.

Từ khóa:

  • melanin trong da
  • melanin có trong thực phẩm nào
  • melanin trong mắt
  • thức ăn làm giảm sắc tố melanin
  • thiếu sắc tố melanin